Cách phân biệt cúm và RSV

Trong mùa lạnh, các bệnh về đường hô hấp như cúm và RSV (virus hợp bào hô hấp) trở nên phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Mặc dù có nhiều triệu chứng tương đồng, nhưng việc phân biệt cúm và RSV là rất quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Cúm và RSV khác nhau như thế nào?

1. Cúm là gì?

Cúm (influenza) là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Virus cúm thường lây lan qua các giọt bắn từ người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp.

Triệu chứng thường gặp của cúm:

  • Sốt cao đột ngột
  • Ho khan
  • Đau họng
  • Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

Cúm có thể gây biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, hoặc suy hô hấp, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu.

2. RSV là gì?

RSV là viết tắt của Respiratory Syncytial Virus, một loại virus là virus hợp bào hô hấp gây ra các bệnh lý hô hấp nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản. RSV lây lan tương tự như cúm, qua các giọt bắn hoặc tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus.

Triệu chứng thường gặp của RSV:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Ho kéo dài
  • Thở khò khè
  • Sốt nhẹ hoặc không sốt
  • Trẻ nhỏ có thể khó thở, biếng ăn

Mặc dù đây không phải là một loại virus mới nổi nhưng nhiều thống kê cho thấy, RSV gây đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ khi mà hệ miễn dịch còn non yếu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng, viêm phổi và thậm chí dẫn đến tử vong.

3. Thời gian phát bệnh

Cúm thường sẽ sẽ có thời gian khởi phát nhanh chóng và đột ngột hơn, chỉ khoảng sau 2 ngày kể từ khi bị lây nhiễm từ người mang virus. Trong khi đó, các biểu hiện của RSV lại xuất hiện chậm hơn, thường sau khoảng 4 – 6 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn lây.

Với các trường hợp nhẹ, cả cúm và RSV đều có thể tự khỏi nếu được chăm sóc và hỗ trợ điều trị đúng cách tại nhà. Cúm thường kéo dài từ 7-10 ngày, trong khi RSV mất thời gian lâu hơn, từ 7-14 ngày để phục hồi.
RSV thường đạt đỉnh điểm trong những tháng mùa đông, trong khi cảm thông thường có thể xảy ra quanh năm hoặc theo mùa.

4. Các triệu chứng khác biệt

Các triệu chứng của cúm bao gồm sốt, ho, mệt mỏi, nghẹt mũi, khó thở, đau họng, nhức đầu. Các triệu chứng xuất hiện khoảng 1-4 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh. Nhiễm trùng có thể gây viêm phổi .

Nhiễm RSV có thể gây sốt, ho, mệt mỏi, nghẹt mũi, khó thở, hắt hơi, thở nhanh hơn bình thường, lỗ mũi phập phồng, thở khò khè và chảy nước mũi… Điểm khác biệt nổi bật nhất của RSV là tình trạng khó thở, thở nhanh, thở khò khè kèm theo rút lõm lồng ngực – Đây là dấu hiệu rõ rệt nhất ở các trường hợp nhiễm RSV nghiêm trọng.

Phương pháp chẩn đoán cúm và RSV

Để chẩn đoán chính xác virus RSV và cảm cúm, bác sĩ thường tiến hành một số phương pháp sau:

  • Xét nghiệm dịch hô hấp: Một trong những phương pháp phổ biến là lấy mẫu dịch từ mũi hoặc họng để xét nghiệm tìm virus RSV. Xét nghiệm này giúp xác định virus nhanh chóng và chính xác.
  • Chụp X-quang ngực: Trong các trường hợp nghi ngờ có viêm phổi hoặc các biến chứng đường hô hấp khác, chụp X-quang ngực sẽ giúp xác định tình trạng của phổi, đặc biệt khi có dấu hiệu tắc nghẽn hoặc viêm ở các vùng khác nhau của phổi.
  • Xét nghiệm máu: Đôi khi, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ bạch cầu trong cơ thể, từ đó đánh giá tình trạng nhiễm trùng. Nếu lượng bạch cầu tăng cao, điều này có thể cho thấy cơ thể đang chống lại một nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn.

Cách phòng nhiễm cúm và RSV

Phòng ngừa nhiễm virus cúm và RSV là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe đặc biệt trong mùa lạnh khi tỷ lệ nhiễm bệnh tăng cao. Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả có thể áp dụng gồm:

  • Rửa tay thường xuyên: cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây. Việc này sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus từ các bề mặt xung quanh.
  • Dùng khẩu trang và hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh: Nếu có người mắc bệnh trong gia đình hoặc cộng đồng, việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách là rất quan trọng để tránh lây nhiễm.
  • Tiêm phòng: Mặc dù không có vắc xin cho RSV, nhưng tiêm phòng cúm, ho gà, và các bệnh khác giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp nghiêm trọng.
  • Bổ sung đủ dinh dưỡng: Dinh dưỡng hợp lý và ngủ đủ giấc giúp chúng ta tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên: Việc vệ sinh mũi họng bằng các chế phẩm có bào tử lợi khuẩn sẽ giúp làm sạch niêm mạc mũi, họng, loại bỏ các virus gây bệnh và giúp tăng đề kháng hệ hô hấp.

Giới thiệu về xịt mũi họng Leavah Biorinse Spray

Xịt mũi họng Leavah Biorinse Spray là sản phẩm có chứa hơn 20 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii, Bacillus subtilis và Bacillus coagulans dùng cho đường hô hấp. Sản phẩm được bào chế bằng công nghệ tiên tiến giúp bào tử lợi khuẩn đảm bảo được sống và gắn được tới đích để phát huy tác dụng.

Với thiết kế vòi phun sương sẽ giúp bào tử lợi khuẩn có thể len lỏi đến từng ngóc ngách của đường hô hấp từ đó bảo vệ và cải thiện các tổn thương trên đường hô hấp.

Sử dụng Leavah Biorinse Spray cải thiện và phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng, cảm lạnh & cúm, ức chế virus RSV… Đồng thời, nhờ cơ chế bổ sung lợi khuẩn trực tiếp giúp nhanh phục hồi niêm mạc mũi trong và sau quá trình bị viêm nhiễm, bảo vệ đường hô hấp phòng chống tái phát bệnh đường hô hấp.

Đặc biệt, sản phẩm rất an toàn với đặc tính 3 KHÔNG: không chứa kháng sinh, không chất co mạch, không chứa Corticoid. Vì vậy, an toàn cho mọi đối tượng khi sử dụng.

Thành phần cụ thể:

Trong 20ml dung dịch có chứa: Bào tử Bacillus clausii, bào tử Bacillus subtilis, bào tử Bacillus coagulans ≥ 20 tỷ bào tử lợi khuẩn; NaCl 0.9%; Tinh dầu húng chanh; Tinh dầu gừng; PEG-40 Hydrogenated castor oil; Potassium sorbate; Nước tinh khiết. Không chứa chất bảo quản.

Đối tượng sử dụng:

  • Người lớn và trẻ em hay bị sổ mũi, nghẹt mũi, chảy mũi.
  • Người bị viêm hoặc có nguy cơ viêm mũi họng.
  • Viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, có các triệu chứng: nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, khò khè, khô rát mũi.
  • Người tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, có nguy cơ bị vi khuẩn, virus xâm nhập hoặc đang sử dụng kháng sinh.

Cách sử dụng và liều dùng:

  • Xịt trực tiếp vào mũi, mỗi lần 1-2 nhát xịt, 2-3 lần/ngày.
  • Sử dụng hàng ngày hoặc theo đợt 1-3 tháng tùy tình trạng.

Lưu ý: Lắc đều trước khi sử dụng và đậy nắp sau khi sử dụng.

Bảo quản:

  • Nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Việc phân biệt cúm và RSV là rất quan trọng để có hướng điều trị phù hợp, giúp giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Bằng cách hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa, bạn có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình trong mùa lạnh.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về thông tin bài viết và sản phẩm xịt mũi họng chứa lợi khuẩn Leavah Biorinse Spray, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin dưới đây.

Cách thức liên hệ và đặt hàng:

  1. Đặt hàng Online tại website biorinespray.com
  2. Đặt hàng tại Fanpage Leavah Biorinse Spray
  3. Gọi đến Hotline 024 2222 2282

Leavah Biorinse Spray làm việc vào giờ hành chính từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần. Vào các ngày nghỉ chúng tôi có thể sẽ trả lời chậm hơn mọi khi một chút, mong quý khách thông cảm cho khoảng thời gian chờ đợi (nếu có) này.

Đặt hàngHotlineZalo Chat Messenger